Tìm hiểu những kỹ thuật phòng ngự cơ bản dành cho vị trí hậu vệ

Tìm hiểu những kỹ thuật phòng ngự cơ bản dành cho vị trí hậu vệ

Nếu không phải cầu thủ chuyên nghiệp, có lẽ chúng ta thường chơi theo cách-mình-muốn. Điều đó làm chúng ta cảm thấy thoải mái hơn là thi đấu bài bản đàng hoàng để đạt hiệu quả tốt nhất. Nhưng đây là suy nghĩ cần thay đổi nếu muốn thi đấu tốt hơn. Chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về phòng ngự. Kèm người ra sao, tư thế phòng ngự như thế nào. Hay làm sao để đoạt bóng chính xác. Dưới đây sẽ là những lời khuyên cho các hậu vệ thực sự muốn phấn đấu để chơi với một trình độ cao hơn.

Những nguyên tắc phòng ngự cơ bản

Nhìn chung, để phòng ngự tốt. Chúng ta cần phải luôn giữ vị trí sao cho cầu thủ đối phương có bóng ở phía trước mặt của mình. Buộc họ phải cúi thấp đầu xuống vì như vậy sẽ khó khăn khi chuyền bóng. Các bạn cũng không nên vội vàng lao vào đoạt bóng nếu như không chắc chắn có đồng đội phía sau bọc lót. Một lần nữa, xin nhấn mạnh rằng hậu vệ phải luôn giữ cho đối phương đứng phía trước mặt mình. Đừng bao giờ quên điều này.

Nguyên tắc đầu tiên: Áp sát đối phương thật nhanh

Áp sát đối phương thật nhanhDi chuyển thật nhanh đến gần đối thủ đang có bóng. Gây áp lực càng nhanh cho cầu thủ đối phương, anh ta sẽ càng phải đưa ra quyết định sớm. Khi chịu áp lực cao thường sẽ hay có những sai sót. Với cầu thủ tấn công đối phương, anh ta sẽ có ít thời gian để quan sát và tìm người chuyền bóng, hoặc không có khoảng trống để dẫn bóng dài.

Nguyên tắc thứ hai: Giảm tốc độ đúng lúc

Những hậu vệ sau khi áp sát đối thủ nhưng lại nhao vào cướp bóng quá vội vàng sẽ dễ bị đối phương vượt qua chỉ bằng một pha đẩy bóng thoát đi đơn giản. Bằng cách tiếp cận nhanh nhưng sau đó giảm tốc độ xuống với những bước chạy ngắn, giữ một khoảng cách hợp lý, hậu vệ sẽ khó bị đánh bại hơn nhiều.

Quan trọng là xác định thời điểm phù hợp để giảm tốc độ xuống. Lúc mới tập có thể chúng ta sẽ chưa biết ngay được cự ly bao nhiêu là hợp lý. Nhưng dần dần bằng kinh nghiệm. Chúng ta sẽ tự ý thức được khoảng cách phù hợp để ngăn chặn đối thủ hiệu quả, không quá gần hoặc quá xa. Với cá nhân người viết, ước chừng cự ly một sải tay là hợp lý.

Nguyên tắc thứ ba: Góc phòng ngự

Không hậu vệ nào muốn bị đối thủ rê bóng qua cả. Đó là cảm giác cực kỳ khó chịu. Để hạn chế nguy cơ này, cách tốt nhất là ép đối phương đi bóng ra biên hoặc tới vị trí mà chúng ta có đồng đội hỗ trợ. Hãy dùng cơ thể be đường chạy của đối phương theo hướng chúng ta muốn anh ta chạy tới. Qua đó, gây khó dễ để anh ta phải sử dụng chân không thuận.

Các kỹ thuật để có tư thể phòng ngự chuẩn

Hạ thấp trọng tâm cơ thể

Hạ thấp đầu gối xuống một chút, tư thế này sẽ giúp anh em phản ứng nhanh nhẹn hơn và có sự cân bằng tốt, dễ quan sát tình huống bóng hơn.

Tay dang rộng

Dang tay không chỉ giúp tăng cường sự cân bằng. Đó còn là cách hữu hiệu ngăn không cho đối thủ rê bóng qua người. Tuy nhiên, chú ý là chúng ta được phép dang tay ngang ngực chứ cao tay lên mặt là thành phạm lỗi và có thể ăn thẻ của trọng tài.

Luôn sẵn sàng di chuyển

Nếu gặp một tiền đạo chơi xoay lưng lại cầu môn, giỏi cài đè. Thì hậu vệ cần phải phòng ngự ở cả hai bên của anh ta. Nếu chúng ta chỉ chú trọng phòng ngự ở một phía, anh ta có thể xoay sang phía kia để dứt điểm hoặc đi qua chúng ta.

Luôn sẵn sàng di chuyểnHãy dùng mũi chân di chuyển. Vì việc di chuyển bằng mũi chân giúp hậu vệ trở nên linh hoạt, dễ xoay chuyển hướng đột ngột hoặc bứt tốc.

Kỹ năng đoạt bóng

Nhận thức tốt về nguyên tắc khi tiếp cận đối thủ và tư thế phòng ngự. Có thể giúp các bạn không cần phải thường xuyên thực hiện những cú tắc đoạt bóng. Còn trong trường hợp buộc phải sử dụng kỹ thuật tắc bóng thì dưới đây là những điều anh em nên biết:

Rất khó để giải thích phải tắc bóng như nào mới là chuẩn, tất cả còn phụ thuộc vào tình huống xảy ra. Về cơ bản, hậu vệ sẽ thực hiện cú tắc khi phát hiện đối thủ mắc sai lầm. Ví dụ, tắc bóng nếu đối phương đỡ bóng không tốt, để bóng nảy ra hơi xa tầm kiểm soát của anh ta.

Khi đối mặt với một tiền đạo khéo léo. Chúng ta chỉ tắc bóng nếu nhận thấy anh ta có sai lầm hoặc đang do dự hoặc là đang bị mất thăng bằng. Nếu không, hãy tiếp tục giữ cự ly hợp lý và chờ cơ hội khác. Với những cầu thủ khéo léo, họ chỉ chờ chúng ta ra quyết định tắc bóng vội vàng, thiếu thận trọng. Họ sẽ vượt qua chúng ta trong phần lớn tình huống.

Nếu không may cú tắc bóng bất thành. Đừng bỏ buộc, hãy cố gắng nhanh nhất đuổi theo đối phương. Rất có thể các bạn vẫn còn cơ hội đoạt bóng lần nữa. Ngoài ra, ở những tình huống nguy hiểm với khung thành mà không còn phương án nào khác. Phạm lỗi cũng là một giải pháp các hậu vệ có thể tính đến. Đây gọi lại phạm lỗi chiến thuật để tránh cho đội nhà khỏi một bàn thua.

Một số kinh nghiệm thi đấu ở vị trí hậu vệ phòng ngự

Xông xáo và năng nổ

Kinh nghiệm làm hậu vệ phải là người hiếu chiến và năng nổ. Họ không sợ hãi khi thực hiện những cú tắc bóng mạnh mẽ và sử dụng cơ thể của để bảo vệ bóng và va chạm. Họ tham gia không chiến và luôn đứng chắn trước mọi cú sút của đối thủ.

Không cho cầu thủ đối phương thoải mái dứt điểm

Không cho cầu thủ đối phương thoải mái sút bóngMục tiêu chính của các hậu vệ là ngăn chặn đối thủ sút về cầu môn. Do vậy hậu vệ cần ngăn đối phương sút bóng hay ép đối phương sút bóng vội vàng. Hãy ép họ mất cân bằng và không nên có đủ thời gian căn chỉnh cho cú sút.

Thi đấu đồng đội

Kinh nghiệm cho thấy hậu vệ thường vô dụng khi phải xử lý một mình. Do vậy kinh nghiệm đá hậu vệ là thi đấu đồng đội, biết cách bọc lót lẫn nhau và thực hiện các pha bẫy việt vị.

Phá bóng tốt

Hãy thực hiện phá bóng trong các tình huống nguy hiểm và áp lực cao. Kinh nghiệm ưu tiên là phá bóng ra khỏi khu vực nguy hiểm càng xa càng tốt. Tiếp đó là phá ra ngoài biên và lựa chọn cuối cùng khi không còn cách nào khác là phá bóng chịu pha phạt góc. Phá bóng cho phép đội bạn xốc lại đội hình và tránh những pha bóng nguy hiểm của đối phương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *