Hướng dẫn xử lý chấn thương đá bóng hiệu quả, đúng cách

Xử lý chấn thương đá bóng

Trong các môn thể thao, việc gặp phải chấn thương là chuyện thường xuyên không hiếm gặp. Đặc biệt là với các cầu thủ thường xuyên chạy nhảy tập luyện trên sân cỏ và thi đấu các trận với đối thủ. Vậy nên, điều cơ bản họ cần phải trang bị là cách sơ cứu chấn thương bóng đá nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách xử lý đúng đắn và thường dẫn đến sai lầm đáng tiếc. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chấn thương. Qua đó bỏ túi những kinh nghiệm để có thể sơ cứu đúng cách mỗi khi gặp phải tai nạn va chạm đá bóng.

Nguyên nhân và sai lầm khi xử lý chấn thương

Chơi bóng đá cũng dễ gặp chấn thương như các môn thể thao khác. Hiện nay phong trào tập luyện và chơi đá bóng như một môn thể thao rèn luyện sức khỏe rất phổ biến đặc biệt trong giới trẻ. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện, cũng không tránh khỏi các chấn thương khi va chạm, việc phát hiện và xử trí đúng các chấn thương khi chơi đá bóng không phải người tập nghiệp dư nào cũng biết…

Chấn thương đá bóng

Nguyên nhân của những chấn thương do tập thể thao thường là chủ quan, không có ý thức đề phòng chấn thương, khởi động chưa đúng, chưa đủ, thậm chí kỹ thuật chơi chưa tốt cũng dẫn tới chấn thương. Bên cạnh đó có một số nguyên nhân sức khỏe cũng khiến người tập dễ gặp chấn thương là do có bệnh không phù hợp với môn thể nào đó, hoặc do thiếu ngủ, dinh dưỡng hoặc thể lực không tốt, do thiếu điều kiện tập luyện như sân bãi, các dụng cụ bảo vệ, thậm chí là thời tiết cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chấn thương cho người chơi.

Nhiều người đá bóng nghiệp dư, khi gặp chấn thương ở sân bóng có những xử trí sai lầm như xoa dầu nóng để giảm sưng đau, hoặc cố chịu đau để chơi hết hiệp, có người không có hiểu biết mà tự nắn chỉnh khớp khi nghi ngờ trật khớp…., đây là những hiểu biết và xử trí sai lầm của người chơi thể thao nói chung. Tuy nhiên không phải chấn thương nào cũng tự ý xử lý được, có những chấn thương nếu không đưa người bị nạn vào các cơ sở y tế đúng cách sẽ làm trầm trọng tổn thương.

Hướng dẫn sơ cứu khi gặp chấn thương đá bóng

Theo các bác sĩ chuyên môn, chấn thương phân ra 3 loại. Đó là chấn thương phần mềm, chấn thương khớp và chấn thương xương. Hai loại chấn thương sau cần phải cố định và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để chữa trị đúng cách. Riêng về chấn thương phần mềm, có hơn 80% các chấn thương thể thao thuộc về phần mềm. Đó là tổn thương gân, cơ, dây chằng với nhiều mức độ khác nhau. Có thể do va chạm trực tiếp hoặc bị kéo căng quá mức, vặn xoắn, co rút đột ngột …

Chấn thương phần mềm được phân loại từ độ 1 đến độ 3. Thường là giãn rất nhẹ gân, cơ dây chằng, trong đó độ 1 thường có cảm giác đau thoáng qua. Không ảnh hưởng sinh hoạt bình thường, vùng bị thương chưa quá sưng, bầm. Hoặc chỉ đau nhiều khi vận động nặng, chịu lực lớn, số lượng bó sợi bị rách 25%. Có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần được xử trí đúng theo phác đồ R.I.C.E.

Sơ cứu khi gặp chấn thương đá bóng

Chấn thương độ 2 gồm sưng bầm tụ máu tại chỗ, đau nhiều, giới hạn một phần vận động của cơ, mất vững một phần của khớp, mức độ này dây chằng (gân, cơ) bị rách từ 25% đến 75% số sợi. Chấn thương độ 3 các dấu hiệu tăng lên nhiều, khớp sưng nhiều, mất vững và có thể bị bán trật hoặc trật khớp hoàn toàn . Đứt hoàn toàn số sợi gân – cơ hay dây chằng.

Cách chườm mát khi gặp chấn thương đá bóng

Lời khuyên với chấn thương phần mềm, cần tuân thủ công thức R.I.C.E, cụ thể là R: rest – nghỉ ngơi; I: ice – chườm lạnh; C – compression- băng ép; E: elevation – treo cao tay hoặc kê cao chân bị thương. Với chấn thương độ 2,3, có thể xử lý bước đầu theo công thức R.I.C.E. Nhưng sau đó nhất thiết phải đưa người bệnh vào cơ sở y tế để các bác sĩ xử trí tiếp.

Khi chườm mát, có thể cho một vài viên đá lạnh vào túi nilon – cho nước rồi buộc kín lại. Hay đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nilon, bọc khăn vải ướt bên ngoài. Chườm lên vùng tổn thương. Nhiệt độ chườm mát tốt nhất là từ 6-12 độ sẽ giúp giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm. Thời gian từ 15 đến 30 phút, không nên chườm quá lạnh và quá lâu. Có thể gây bỏng lạnh và thiểu dưỡng vùng bị tổn thương, có thể phối hợp với băng ép.

Cách chườm mát

Chườm lạnh được thực hiện trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương. Chườm là 15 đến 30 phút , rồi nghỉ 1 đến 2 tiếng tùy vị trí. Tuỳ theo mức độ tổn thương và thể trạng , cơ địa mỗi người. Có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.

Lưu ý không chườm nóng với chấn thương phần mềm

Không chườm nóng với các chấn thương phần mềm. Lưu ý, trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng. Kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương dập – rách – đứt – tăng lên, chảy máu và sưng nề nhiều hơn. Hiện tượng viêm tăng lên và kéo dài làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu.

48 giờ đầu sau chấn thương, các biện pháp làm nóng vết thương như ngâm mình trong bồn nước nóng. Dùng đèn sưởi, chườm túi nước nóng, bôi dầu deep heat…Cần được loại bỏ ngay lập tức. Những động thái này làm gia tăng tình trạng xuất huyết tại nơi chấn thương. Khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trái lại, các biện pháp chườm lạnh lại tỏ ra rất hiệu quả.

Đặc biệt đối với dây chằng, việc xoa bóp với các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi thế cho các sợi collagen. Dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu và dễ bị tổn thương lại. Trong chấn thương do chơi thể thao việc xử trí ban đầu là tối quan trọng. Và vô cùng cần thiết để giảm triệu chứng , giúp tổn thương ổn định. Góp phần làm tổn thương đó lành nhanh và tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *