Nguyên nhân gây ra những loại chấn thương đầu gối khi đá bóng

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Khi thi đấu môn thể thao sử dụng nhiều bộ phận nào thì vị trí ấy dễ chịu tổn thương nhiều nhất. Đặc biệt là những môn thể thao cần di chuyển tốc độ thì càng dễ xảy ra tai nạn va chạm ngoài ý muốn. Trong đá bóng thì chấn thương đầu gối chính là điều hay diễn ra nhất mới mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Vì đôi chân rất quan trọng đối với cầu thủ nên dù có phục hồi và thi đấu lại cũng khá nguy hiểm về sau. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra những chấn thương đầu gối đáng lo ngại? Cùng tìm hiểu để biết thêm kiến thức phòng tránh tai nạn khi thi đấu nhé!

Hai loại chấn thương đầu gối khi đá bóng

Đầu gối là bộ phận quan trọng cần được bảo vệ khi chơi thể thao đặc biệt là môn bóng đá. Bởi khi đá bóng khớp gối vận động rất nhiều và phải chịu áp lực rất lớn. Nếu không được bảo vệ kỹ rất dễ bị chấn thương nghiệm trọng.

Có 2 dạng chấn thương thường gặp khi chơi đá bóng: Nhuyễn sụn xương bánh chè và đứt dây chằng chéo.

Đứt dây chằng chéo

  • Nhuyễn sụn xương bánh chè: Tình trạng sụn trên xương bánh chè bị suy giảm và mềm đi do lạm dụng đầu gối và chịu áp lực lớn khi vận động, tình trạng này thường gây đau nhức đầu gối tùy vào cấp độ chấn thương
  • Đứt dây chằng chéo: Biểu hiện lâm sàng là sưng và đau vùng gối. Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay sau khi bị chấn thương. Trong đá bóng đa phần là đứt dây chằng chéo trước. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương dây chằng chéo trước của người bệnh. Điều trị có thể bao gồm các bài tập nghỉ ngơi và phục hồi chức năng. Để giúp người bệnh lấy lại sức mạnh. Và sự ổn định hoặc phẫu thuật để thay thế dây chằng bị rách sau khi phục hồi chức năng.

Ngoài ra tình trạng bị bong gân và căng cơ cũng hay xảy ra khi chơi đá bóng. Nhưng không nguy hiểm bằng 2 trường hợp trên.

Nguyên nhân gây ra chấn thương

Khi chơi thể thao chúng ta thường chủ quan không bảo vệ các khớp hoạt động nhiều đặc biệt là khớp đầu gối. Các chấn thương xảy ra cũng có thể do cơ khớp bị thái hóa. Do ít vận động thể thao hoặc hoạt động sai tư thế với sự chèn ép mạnh và đột ngột dẫn đến chấn thương. Ngoài vì vấn đề thiếu bảo vệ cơ thể. Thì chủ yếu nguyên nhân đến từ va chạm quá mạnh ảnh hưởng đến đứt gãy cơ – xương. Dù trong trường hợp nào thì cũng là những tình huống ngoài ý muốn do cầu thủ không lường trước được.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương thời gian phục hồi cũng khác nhau. Tuy nhiên chúng ta cần hạn chế vận động và có biện pháp bảo vệ nâng đỡ đầu gối. Giảm áp lực của cơ thể chèn ép lên. Hiệu quả nhất là sử dụng băng bảo vệ đầu gối có thanh đỡ lực sẽ giúp cho gối phục hồi sau chấn thương nhanh nhất.

Những lưu ý để hạn chế chấn thương đá bóng

Sử dụng băng gối

“Phòng bênh tốt hơn chữa bệnh” hãy luôn phải ghi nhớ điều đó. Đối với các môn thể thao cần phải hoạt động đầu gối nhiều: Đá bóng, chạy bộ, đạp xe… Cần phải khởi động nhẹ trước khi chơi và hãy sử dụng băng gối giúp hỗ trợ lực chèn ép lên gối. Và hạn chế tối đa các tổn thương lên khớp gối và dây chằng. Ngoài ra các hệ cơ khác cũng rất quan trọng: cổ tay, cổ chân, gối tay, bả vai… Cũng cần phải được bảo hộ bởi các băng hỗ trọ khớp chuyên dụng. Để phòng tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra.

Chơi thể thao rất tốt cho sức khỏe. Nhưng chơi không đúng cách sẽ phản tác dụng dẫn đến chấn thương. Nhẹ thì đau nhức trong một khoảng thời gian ảnh hưởng tới công việc và hoạt động hàng ngày. Nặng có thể bị thoái hóa cơ khớp ảnh hường tới đời sống hiện tại. Và gặp nhiều khó khăn khi hoạt động về già. Cũng có rất nhiều trường hợp chủ quan khi chơi thể thao. Mà dẫn tới chấn thương khiến bị liệt không thể phục hồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *